Bài mới trên BÁO TỔ QUỐC

Tóm tắt quan điểm của Mao Trạch Đông về chiến tranh Việt Nam và “Mặt trận Giải phóng Miền Nam”

Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960 và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.

Trong dịp tiếp phái đoàn báo chí Chile ngày 23 tháng Sáu 1964, Mao tuyên bố: “Chúng tôi chống chiến tranh, nhưng chúng tôi ủng hộ các cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc do các dân tộc bị áp bức phát động”. Từ Phi Châu, Nam Mỹ, và Á Châu, Mao tích cực yểm trợ võ khí và cơ sở lý luận cho các phong trào “giải phóng dân tộc”, chống “đế quốc thực dân”. Các phong trào Maoist lan rộng khắp nơi, từ Nepal bên rặng Hy Mã Lạp Sơn ở Á Châu cho đến tận những cánh đồng ở Ecuador, Nam Mỹ.

Trong mắt Mao, ba “anh hùng” được xem là những lãnh tụ tiêu biểu của phong trào “giải phóng dân tộc” là Hồ Chí Minh tại Á Châu, Fidel Castro tại Nam Mỹ, và Ben Bella tại Phi Châu. Trong số ba “anh hùng” đó, Hồ Chí Minh và đảng CSVN vì lý do ý thức hệ và địa lý chính trị, được Mao quan tâm nhất và bằng mọi giá phải nắm chặt trong tay.

Khi phong trào giải thực bước vào giai đoạn chót vào cuối thập niên 1960, hầu hết các nước thuộc địa đã được trao trả quyền độc lập hoàn toàn hay độc lập trong khuôn khổ thịnh vượng chung. Hai trong số ba nước tiên phong gồm Algeria và Cuba nghiêng về phía Liên Xô, Mao chỉ còn lại một đàn em trung thành duy nhất ở Á Châu là CS Bắc Việt. Mao tìm mọi cách để kiểm soát CSVN về mọi mặt từ giáo dục tuyên truyền, đường lối lãnh đạo cho đến kinh tế, văn hóa, xã hội.

Mao và quan điểm về chiến tranh Việt Nam

 Sau hiệp định Geneva 1954 đến 1964: Trung Cộng là nguồn cung cấp duy nhất cho CS Bắc Việt, không chỉ từ chén cơm manh áo mà cả lý luận tư tưởng. Nói chung đời sống từ vật chất đến tinh thần của đảng CSVN lệ thuộc sâu xa vào đảng CSTQ. Khắp miền Bắc, từ công sở đến gia đình, hình ảnh của Mao được đặt trên mức linh thiêng.

Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN đã thi hành một cách nghiêm chỉnh hầu hết các mệnh lệnh đầy tai họa từ Mao và các chính sách phi nhân này đã dẫn đến cái chết oan uổng của nhiều trăm ngàn người dân Việt Nam vô tội qua các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Sau tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, Mao có ý định tập trung vào các chính sách đối nội, và cũng muốn CSVN đặt thứ tự ưu tiên vào việc CS hóa xã hội miền Bắc trước. Tuy nhiên, để đồng thuận với đảng CSVN anh em, Mao cũng đã tích cực yểm trợ quân sự trong chủ trương CS hóa Việt Nam bằng võ lực. Tổng số viện trợ quân sự của Trung Cộng trong giai đoạn này gồm 320 triệu yuan, 270 ngàn súng ngắn, 10 ngàn pháo, 200 triệu viên đạn, 2.02 triệu đạn pháo, 1 ngàn xe tải, 25 máy bay, 1.18 triệu bộ quân phục.

– 1964 đến 1965: Thái độ của Mao đối với chiến tranh trở nên kiên quyết hơn. Cuối năm 1964, Hồ Chí Minh chủ trương cân bằng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung Cộng mong nhận được viện trợ của cả hai để theo đuổi mục tiêu CS hóa toàn cõi Việt Nam. Điều này làm Mao lo lắng. Mao sai Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí Thư đảng CSTQ, bí mật thăm Hà Nội và hứa viện trợ Hà Nội một tỉ yuan nếu Hà Nội từ chối viện trợ của Liên Xô. Ngoài ra, Mao cũng cứng rắn chống lại mọi sáng kiến chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng phương tiện đàm phán. Mao nói thẳng với Kosygin, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô, trong chuyến viếng thăm của ông ta tới Bắc Kinh ngày 11 tháng Hai, 1965, “Liên Xô không được dùng Việt Nam để mặc cả với Mỹ”. Mao cũng từ chối đề nghị của Liên Xô về một phiên họp thượng đỉnh giữa ba đảng CS để thảo luận về đường lối chiến tranh Việt Nam. Mao xem đảng CSVN chẳng khác gì một xứ bộ của đảng CSTQ.

– 1965 đến 1972: Khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ, Lê Duẩn, trưởng phái đoàn đại diện đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Trung Cộng tháng Tư 1965, đã chính thức yêu cầu Mao gởi quân sang Việt Nam. Đáp lại lời thỉnh cầu của Lê Duẩn, Mao gia tăng hàng loạt viện trợ quân sự cho CS Bắc Việt. Tháng Sáu 1965, các sư đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam. Đến tháng Ba 1968, tổng số quân Trung Cộng có mặt tại miền Bắc là 320 ngàn quân với tất cả phương tiện yểm trợ và trang bị vũ khí đầy đủ.

Các cuộc dội bom ồ ạt của Mỹ lên miền Bắc gây tổn hại trầm trọng trong mọi lãnh vực kinh tế, quốc phòng của CS Bắc Việt. Cùng lúc đó, Liên Xô, các nước CS Đông Âu, và đồng minh của Mỹ Tây Âu khuyến khích CS Bắc Việt và Mỹ ngồi vào bàn hội nghị để tìm cách giải quyết chiến tranh Việt Nam. CS Bắc Việt đồng ý. Chủ trương của lãnh đạo CS Bắc Việt lúc đó là vừa đánh vừa đàm để tận dụng mọi cơ hội có lợi nhất cho mục đích tối hậu CS hóa Việt Nam và đồng thời dùng bàn hội nghị để mặc cả Mỹ giảm mức độ ném bom. Ngoài ra, Hồ Chí Minh lo ngại Mỹ sẽ tăng cường thêm 100 ngàn quân tại miền Nam như y đã trao đổi với Mao vào tháng Sáu 1965.

Mao thì khác. Mao chống đối phương pháp thương thuyết và chủ trương kéo dài chiến tranh càng lâu càng tốt. Chủ trương kéo dài chiến tranh của Mao phát xuất từ ba lý do: (1) Mao muốn tiếp tục làm tiêu hao khả năng của Mỹ, (2) chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Mao trong thế giới thứ ba, (3) dùng chiêu bài chống đế quốc xâm lược để củng cố vai trò cai trị của Mao tại lục địa Trung Quốc.

– Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 đến 30-4-1975: Quan hệ giữa Trung Cộng và Liên Xô ngày càng xấu và khó có cơ hội hòa giải giữa hai nước CS hàng đầu. Chỉ riêng năm 1969, đã có tới 400 vụ đụng độ dọc biên giới. Đáp lại ý định rút lui khỏi Việt Nam của TT Richard Nixon, Mao nghĩ đã đến lúc phải bắt tay với Mỹ để tránh bị bao vây cả hai mặt bằng hai kẻ thù mạnh nhất nhì trên thế giới. Sau chuyến viếng thăm Trung Cộng của TT Richard Nixon cuối tháng Hai 1972, tới phiên Mao cổ võ một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến Việt Nam mà trước đó không lâu ông ta đã chống lại.

Mao và “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam” 

Hôm nay cả thế giới đều biết những tổ chức được gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam” hay “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đều chỉ là các bộ phận thuộc đảng bộ miền Nam do Trung Ương Cục Miền Nam, tên mới của Xứ ủy Nam Bộ đảng Lao Động, lãnh đạo.

Tổ chức gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”(MTDTGPMNVN) hay thường được gọi tắt là “Mặt trận Giải phóng Miền Nam”được thành lập ngày 20 tháng 12, 1960 với mục đích: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới.” 

Bí thư Trung Ương Cục đầu tiên là Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính tri đảng Lao Động Việt Nam. Tháng 10 năm 1964, nhu cầu quân sự gia tăng, Nguyễn Chí Thanh được điều vào Nam làm Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Từ 1967 đến 1975, Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Phạm Hùng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang miền Nam. Đầu năm 1961, “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam” cũng được Trung Ương Cục Miền Nam thành lập. Dù chỉ trên danh nghĩa, “quân giải phóng” này lẽ ra phải trực thuộc “MTDTGPMNVN”, tuy nhiên, theo nội dung chỉ thị của Tổng Quân ủy CSVN tháng 1 năm 1961 nhấn mạnh: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo”. 

Đáp ứng nhu cầu tạo thế đối trọng với chính phủ VNCH, ngày 8 tháng 6, 1969, Trung Ương Cục thành lập thêm một tổ chức mới gọi là “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do Huỳnh Tấn Phát, đảng viên CS từ thời 1945 làm Chủ tịch và Nguyễn Thị Bình làm Bộ trưởng Ngoại Giao.

Nhân dịp đánh dấu 40 năm hiệp định Paris, các cơ quan tuyên truyền của đảng ca ngợi bà Bình là “nhà ngoại giao sáng tạo linh hoạt”. Điều đó không đúng. Về nguyên tắc lãnh đạo, vai trò của “Chính phủ Lâm thời” trong đó có “Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình” chỉ là mặt nổi đối ngoại, tất cả lời ăn tiếng nói của bà đều được chỉ thị từ đảng ủy bên trong, đứng đầu là Lê Đức Thọ. Chắc bà Bình cũng phải thừa nhận, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, mọi “sáng tạo linh hoạt” cá nhân là những điều cấm kỵ.

Dù sao, trước 1975, nhờ che đậy dưới mục đích rất nhân bản và lương thiện “dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập”,“MTDTGPMNVN” đã thu hút khá đông “trí thức” miền Nam về phía họ và nhanh chóng làm suy yếu cơ chế chính trị dân chủ còn rất non trẻ ở miền Nam.

– Mao ve vãn các lãnh đạo “Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam”: Không ai hiểu con bằng cha mẹ, tác giả của sách vở mà CSVN dùng là của Mao và đường lối CSVN dùng cũng là của Mao đã từng áp dụng tại Trung Quốc như trường hợp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là Chính Hiệp sau 1949. Chủ tịch của các Hiệp Chính này không ai khác hơn là những lãnh đạo tối cao của đảng. Mao Trạch Đông chủ tịch khóa I (1949-1954), Chu Ân Lai chủ tịch các khóa II, III, IV (1954-1976), Đặng Tiểu Bình chủ tịch khóa V (1978-1983) Đặng Dĩnh Siêu chủ tịch khóa VI (1983-1988), Lý Tiên Niệm chủ tịch khóa VII (1988-1992) v.v…

Qua kinh nghiệm lãnh đạo Chính Hiệp tại Trung Quốc, Mao biết dù sao vẫn còn tồn tại một thành phần ngây thơ trong hàng ngũ “MTDTGPMNVN” nên sau Thông Cáo Chung Thượng Hải, Mao tìm cách khai thác và ve vãn hàng ngũ này. Điều Mao dự đoán không sai nhưng không đủ thế và lực để tạo ra ảnh hưởng lớn. Sau 1975 các thành phần ngây thơ này tập trung dưới hình thức Câu Lạc Bộ Kháng Chiến và nhiều trong số họ đã bị bắt.

Mao tiếp Nguyễn Thị Bình tại Bắc Kinh ngày 29 tháng Hai 1972 và nói với bà Bình “Chúng ta thuộc vào một gia đình. Bắc Việt, Nam Việt, Đông Dương, Triều Tiên cùng một gia đình và chúng ta ủng hộ lẫn nhau. Nếu các bạn thành công tại hội nghị Paris, không chỉ Nam Việt mà Bắc Việt cũng đạt đến mức bình thường hóa với Mỹ ở mức độ nào đó”. 

Tháng 11, 1973, Nguyễn Hữu Thọ và phái đoàn MTDTGPMNVN thăm Bắc Kinh. Phái đoàn của y được Mao tiếp đón nồng nhiệt và hứa các khoản viện trợ không hoàn trả. Các thành viên trong phái đoàn MTDTGPMNVN ngạc nhiên trước cách đối xử khác biệt của Mao. Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư Pháp của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, kể lại trong vài ngày đầu thăm viếng Bắc Kinh, các lãnh đạo Bắc Kinh tưởng Trương Như Tảng là người của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên tỏ ra lạnh nhạt, nhưng khi biết y là thành phần của phái đoàn Nguyễn Hữu Thọ, họ đã trở nên niềm nở.

– Mao và chủ trương hai nước CS Việt Nam: Chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan, hai lần đưa tay phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lẫn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sau khi đơn gia nhập của Nam Hàn bị bác bỏ tuần trước đó. Với lãnh đạo CSVN, việc hai miền CS Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”. Về mặt lãnh đạo, chỉ do một đảng CSVN mà thôi.

Mao biết khuynh hướng thân Liên Xô trong lãnh đạo CSVN và hy vọng lãnh đạo CSVN tại miền Nam hay gốc miền Nam sẽ có một khuynh hướng khác. Những ve vãn của Mao đối với MTDTGPMNVN cũng chỉ là hành động “còn nước còn tát”. Bắt được ý định đó, Hoa Kỳ đưa ra một “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước Đông Nam Á gồm Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Việt, Nam Việt cùng vào LHQ. Trung Cộng không chấp nhận. Mao, vào thời gian đó, sức khỏe yếu dần nhưng đã đóng vai trò quyết định trong “giải pháp trọn gói” của Mỹ.

Mao và lãnh đạo Trung Cộng khi ủng hộ chủ trương hai Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót Việt Nam Cộng Hòa hay người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam qua vai trò của Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên để trả giá cho chính sách đó bằng việc chấp nhận Nam Hàn vào LHQ, Mao cho rằng không tương xứng. Vì Mao không đồng ý “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước cùng vào LHQ nên chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan Mỹ phủ quyết CS Bắc Việt và CS Nam Việt.

Tìm hiểu quan điểm của Mao qua các giai đoạn của cuộc chiến để thấy phía sau những khẩu hiệu tuyên truyền đường mật, dã tâm của Mao vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách. Tập Cận Bình hãnh diện là truyền nhân của Mao, do đó, đọc lại Mao để có thể đo lường những bước đi tới của họ Tập. Ngoài các đặc điểm kế thừa từ Mao, Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi tham vọng bành trướng cả Á Châu.

CSVN ngày nay không còn chọn lựa nào khác hơn là quy phục Trung Cộng để tiếp tục tồn tại và duy trì quyền cai trị đất nước. Chọn lựa duy nhất của các tầng lớp người Việt Nam yêu nước hiện nay là đóng góp hết sức mình vào cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa Việt Nam là phương cách “thoát Trung” đúng đắn và phù hợp với sự phát triển văn minh thời đại nhất. Mục tiêu đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa là tháo gỡ cho được cơ chế chính trị xã hội độc tài CS hiện nay.

Tham khảo:

– Discussion between Mao Zedong and Nguyen Thi Binh. December 29, 1972. Wilson Center.

– Chen Jian (1995), China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69, Cambridge University Press.

– Rosemary Foot, John Gaddis, Andrew Hurrell (2002). Order and Justice in International Relations. Oxford.

– Yang Kuisong (2002). Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973. Woodrow Wilson International Center for Scholars.

– Qiang Zhai (2002). China & The Vietnam Wars, 1950-1975. University of North Carolina Press.

– Eric J Ladley (2007) Balancing Act: How Nixon Went to China and Remained a Conservative. iUniverse.

– Trương Quảng Hoa. Hồi kí cố vấn Trung Quốc. Diendan.org.

– New York Times, August 7, 1975 và August 12, 1975

– Trần Gia Phụng (2016). Lịch Sử Sẽ Phán Xét, Nhà xuất bản Non Nuoc, Toronto, Canada.

Quảng cáo/Rao vặt

4 Comments on Tóm tắt quan điểm của Mao Trạch Đông về chiến tranh Việt Nam và “Mặt trận Giải phóng Miền Nam”

  1. NÍ NUẬN BẤT ĐỒNG
    *
    Chân dung quyền lực nắng cực đá bèo
    Xóa đói giảm nghèo heo đi lộn chỗ
    Quan vào nhà thổ thập diện Đỗ Mười
    Đi nhai đứng ngậm ngồi cười kinh kông khỉ đột giống lười luận ngủ công
    *
    Trịnh Xuân Thanh Phạm Văn Đồng Formosa ngã Ba Đình nã đô la
    Chỉ Huy Đức cống Kê Gà
    Tô Lâm rúp hét phăng xoa tử cấm thành
    Một là ngộ Nguyễn Bá Thanh hai theo Phú Trọng̣ Trấn Thành Phùng Quang Thanh
    *
    Bành Lệ Viện an dưỡng trí nhanh
    Dương Khiết Trì kéo Nhậm Ngả Hành
    Lệnh Hồ Xung trận thiên lý mã
    Cổng Trời Tố Hữu núi Bà Đanh
    *
    Học trò đồng chí lưu manh đồng trào khốn nạn sở khanh Tập Cận Bình
    Đinh La Thăng Đinh Thế Huynh
    Quỳnh Lưu Quang Vũ Xuân Quỳnh hận giao thông
    Văn Cao Ní Nuận bất đồng Quốc ca ôm nỗi sầu đông sơn tặc cầu
    *
    TÂM THANH

    Thích

  2. Dòng Thơ Trường Ca Chùm 5

    Nực Cười Trung Hiếu
    Trường ca cảm đối từ Trường Ca phần 72 của Paul Nguyễn Hoàng Đức

    Nực cười cái đám ngu trung
    Lại còn ngu hiếu mánh mung buôn người
    Thằng cha thiên tử giết người
    Con dân nô lệ hết lời ngợi khen

    Đại phu Tàu khựa thổi kèn
    Bút nô nam Việt ho hen chẳng còn
    Miền trung khu trớ sắt son
    Bàn thờ gia trưởng đỏ hòn dái dê

    Đàn bà con gái ê chề
    Cha hăm một tiếng não nề khóc than
    Ngai vàng ông kễnh bạo tàn
    Thịt xôi ngập ngụa ứa tràn rượu bia

    Trẻ con nheo nhóc chầu rìa
    Xênh xang chú bác râu ria vẽ vời
    Nho gia gặm nhấm chuột dơi
    Quân vương thần tử tả tơi bao đời

    Cha đần con độn trọng coi
    Chữ trung chữ hiếu cọc còi lớn lên
    Ủy ban nền móng tà quyền
    Phê bình đấu tố bạc tiền vào tay

    Ô hay bè lũ cáo cầy
    Theo voi nhai bã mặt dầy mãi sao?
    Bần nông cốt cán tào lao
    Chí Phèo Thị Nở thuốc lào rắm rong

    Tớ thày uốn cái lưng cong
    Môi trường hủy diệt con mong mỏi gì?
    Nha Trang bãi biển rầm rì
    Cô hồn ngạ qủy thầm thì cá ơi!

    Mẹ cha mấy đứa con trời
    Formosa cậy thảnh thơi ô dù
    Xứ quân đầu tỉnh ngao du
    Gỉa vờ tắm mát u hu suối vàng

    Cá nhai không thật rõ ràng
    Trò hề lố bịch phũ phàng hại dân
    Lạc Hồng con cháu chết dần
    Đông Đô đại phố bất thần phình to

    Chữ trinh gìn giữ khỏi lo
    Bán sang ngoại quốc reo hò mẹ cha
    Cu li cửu vạn nước nhà
    Lao nô Đài Bắc đô la giảm nghèo

    Đồng bào Yên Bái đói meo
    Chóp bu xả súng chó mèo chết tươi
    Quốc dân hoan hỉ vui cười
    Lòng dân ý đảng chơi vơi thế này

    Dân oan mất ruộng đất cày
    Mẹ gìa liệt sĩ đắng cay thảm sầu
    Huân chương chồng chất ngập đầu
    Nằm trơ trỏng gọng ngựa trâu xéo dày

    Cường hào bá đỏ một bầy
    Sai nha nách thước đọa đầy bắt giam
    Đường dây mối lái quan tham
    Công ty ngoại quốc móc hàm lợn heo

    Xóm làng tang tóc đói nghèo
    Củ khoai khúc sắn mốc meo hôi rình
    Miền Nam ngập ngụa bùn xình
    Sông ngòi ngập rác lân tinh chập chờn

    Hồn ma đom đóm dập dờn
    Nắm xương hài cốt căm hờn thế gian
    Ngót gần thế kỷ lường gàn
    Bần nông cốt cán nghèo nàn đứng lên

    Lợi quyền sao đã chóng quên
    Quốc ca thế giới đảo điên giống nòi
    Hai bàn tay trắng ngắm coi
    Xớt xa thân phận thiệt thòi tấm thân

    Cứt Mao chẳng chịu chia phần
    Thành phần lý lịch xa gần cha ông
    Ưu tiên tổ cuốc ghi công
    Xẩu xương cổ cánh tổ tông họ hàng

    Học hành trình độ làng nhàng
    Hồng hơn chuyên cậy nấc thang cao vời
    Thâm niên bổng lộc hơn người
    Đầu gà bã đậu sáng ngời vinh quang

    Trung thành kiên định vẻ vang
    Ăn trên ngồi trống điếm đàng cao sang
    Đại gia trọc phú thênh thang
    Đảng viên quan lộ rỡ ràng tiến thân

    Thờn bơn méo miệng cù lần
    Ễnh ương cóc nhái ngu đần tanh hôi
    Hiếu trung chó má lên ngôi
    Bẽ bàng chữ nghĩa ốc nhồi ngợi ca

    Khổng Phu Tử đã viết ra
    Lê Nin Các Mác là ma cà rồng
    Mẹ cha thế giới đại đồng
    Giết nhau như ngóe cờ hồng hôm bay

    30.8.2016 Lu Hà

    Thưa Đấng Chí Tôn Công Lý
    Truờng ca cảm hứng từ trường ca phần 71 của Paul Nguyễn Hoàng Đức

    Tâu bệ hạ chí tôn thánh thiện
    Thần cá hồi đại diện dân đen
    Quê hương lợ ngọt sống quen
    Ngược dòng nước chảy luyện rèn dẻo dai

    Lời phán dạy tuyền đài thượng giới
    Khắp muôn nơi cả tới đại dương
    Nhân tâm trải rộng bốn phương
    Tình thâm nghĩa cả thính đường trọng coi

    Đâu như lũ vịt giời tôm tép
    Vốn ngu lâu lép xẹp lương tri
    Tuôn trào bọt nhãi phì phì
    Nô tài xiểm nịnh nhất nhì thế gian

    Chúng giả trá lường gàn phi lý
    Bộ tối cao ỷ thế làm càn
    Cướp quyền bạo ngược hung tàn
    Đoạt câu cưỡng chữ lan man nổ xằng

    Lắm ngoa ngữ lăng nhăng cuội đá
    Hại nhân quần đả phá thánh hiền
    Công khai đập nát chùa chiền
    Giáo đường bức hại ngang nhiên lộng hành

    Lập tôn giáo gian manh xảo trá
    Cạo trọc đầu xỏ lá năm que
    Sai nha hội kín quần què
    Hiếp dâm cướp của não nề xóm thôn

    Bao oan khuất biển cồn sóng vỗ
    Ứ trào dâng thiên cổ ngàn thu
    Ngục tù nhà đá âm u
    Tiếng kêu thảm thiết vi vu gío lùa

    Cả xã hội bán mua quan tước
    Cậy thâm niên xấc xược khinh khi
    Triết gia triết lý là gì
    Bỏ ngoài tai hết trí tri xem thường

    Nhử bánh vẽ thiên đường hạnh phúc
    Lưỡi vô loài bánh đúc không xương
    Bồi thơ bồi bút nhiễu nhương
    Bồi ca nhảy nhót tán dương độc tài

    Nói hay lắm lọt tai thánh thượng
    Ngươi cá hồi chủ xướng hiện sinh
    Tự do bác ái công bình
    Nhân quyền dân chủ hành tinh nhiệm màu

    Dạ đúng vậy muôn tâu bệ hạ
    Dải miền trung biển cá chết rồi
    San hô rồi đến đồi mồi
    Muôn loài thủy sản tanh hôi ngập tràn

    Kinh khủng qúa giang san tàn lụi
    Triệu ngư dân buồn tủi khóc than
    Chúng còn đánh đập dã man
    Kể chi thiên lý bạo tàn ra tay

    Chín mươi triệu lắt lay trước gió
    Sống hôm nay chẳng có ngày mai
    Ươn hèn nhậu nhẹt lai dai
    Mũ ni che kín độc tài càng hăng

    Các sắc tộc bồng bang bờ bụi
    Nhóm lợi quyền luồn cúi ngoại bang
    Phì gia béo hú xênh xang
    Thiên triều ban lộc họ hàng phởn phao

    Tụi dư luận viên sao bản chép
    Nhân giống thành nhãi nhép ma cô
    Thanh niên thất nghiệp xô bồ
    Tuân theo chỉ thị tung hô bố gìa

    Chính danh cũng ra rìa xã hội
    Tà giáo ma tăm tối thét la
    Gom từ nải chuối qủa cà
    Nhà chùa xơi cả con gà mái tơ

    Ôi bạo lực xác xơ phố xá
    Bản làng xa tàn phá kém chi
    Tượng đài nhan nhản thâm xì
    Oản xôi hương khói rầm rì lạy cha

    Trước thảm cảnh sơn hà nguy biến
    Dân cá hồi dâng hiến máu xương
    Ba hoa đại cuộc bá vương
    Cho ai tọa hưởng Bằng Tường lấn sang?

    Hồ sơ mật Nha Trang Vũng Áng
    Formosa tội đáng lăng trì
    Đài Loan vỏ bọc thầm thì
    Công ty gia phụ xầm xì nhỏ to

    Thủ phạm chính không lo khai rõ
    Còn bao che lếu láo Bắc Kinh
    Mặc cho dân chúng bất bình
    Đền bù bọt nhãi trá hình lưu manh

    Năm trăm triệu cháo hành củ chuối
    Lừa trẻ con dưa muối qua ngày
    Muối dưa độc hại thế này
    Ăn gì cũng sợ dân cày cho qua?

    Thưa bệ hạ! Qua loa đại khái
    Vẫn chủ trương phải trái mập mờ
    Lặng thinh nghị gật lờ đờ
    Hàng thần lơ láo dật dờ ngụy gian

    Hỏng hỏng hết côn an tráo trở
    Xã hội đen hăm hở hoành hành
    Cá hồi cam chịu sao đành
    Biển Đông ngáp ngáp kinh thành mộ hoang

    Bắt Thị Nở nghênh ngang hoa hậu
    Răng vẩu phô trình tấu ta hay
    Nực cười bè lũ cáo cày
    Đủ trò ma mãnh mặt dày tráo trâng

    Thần cá hồi xin vậng thánh lệnh
    Bầy cá heo mao xếnh xáng sang
    Đồng bào dân quốc sẵn sàng
    Quân thù cản bước Văn Lang sống còn

    Thần hà bá nước non trấn giữ
    Tướng thuồng luồng hải cẩu nghe đây
    Hoàng Trường Sa của chúng bây
    Cớ sao Tàu khựa dựng xây phi trường?

    Cũng bởi tại khuyển dương bao cấp
    Từ trung ương xuống thấp xã phường
    Ủy ban hành chính nhiễu nhương
    Rỉ tai mã tấu thê lương não nùng

    Chúng mở hội tiệc tùng họp báo
    Chỉ ngón tay rắn giáo tuyên tuyền
    Thông tin thất thiệt đảo điên
    Phóng viên đạo tặc xỏ xiên lọc lừa

    Suốt từ sáng tới trưa nhớn nhác
    Gà lên truồng phét lác truyền hình
    Lục lâm thảo khấu kiêu binh
    Chó săn mật vụ rập rình nửa đêm

    Còn đâu nữa êm đềm trăng sáng
    Lo miếng ăn cay đắng xót xa
    Luật rừng thuế khóa quan nha
    Cường hào bá đỏ ác ma búa liềm

    Xác cá trắng quanh thềm lục địa
    Còn hững hờ ngắm nghía vui chơi
    Liều mình chúng rủ nhau bơi
    Vịt vờ ăn cá bia hơi tràn trề

    Cười ha hả thủy tề ngặt nghẽo
    Trốn nhân gian lắt léo mặt mo
    Nhiễm trùng nhiễm độc khỏi lo
    Danh y bầy đảng kéo co tật nguyền

    Hơn ba triệu đảng viên răm rắp
    Vẫn ngu lâu lắp bắp táo lê
    Bao giờ cho hết u mê
    Bệnh này khó chữa chán chê cá hồi

    Tâu thánh thượng xin thôi đừng hỏi
    Kẻ thảo dân buốt nhói tim gan
    Triết gia cũng lắm gian nan
    Bữa no bữa đói bần hàn khổ đau

    Cua cáy khóc vườn rau thấm độc
    Cánh đồng khô thảm khốc vành tang
    Hồn ma tức tưởi lang thang
    Không nơi nương tựa khói nhang ăn nhờ

    Cửa chùa đóng hững hờ sư sãi
    Áo cà sa đâu phải Phật Đà
    Quốc doanh ẩn nấp dâm tà
    Mắm tôm thịt chó thướt tha má mì

    Sống quằn quại li bì trác táng
    Khoe chân dài tới háng không quần
    Sa tanh nhõng nhạo cò cưa
    Đường dây nóng bỏng say xưa ngựa đàn

    Dân tộc Việt ngỗng nhan cạc cạc
    Chú ba Tàu bạc nhạc thịt xay
    Đông Đô đại phố cuồng say
    Bánh bao sủi cảo lăn quay ra đường

    Mì mằn thắn bất lương bày bán
    Rau quả ôi tủi hận nhuốc nhơ
    Phương Tây tư bản nằm mơ
    Kiếp đời Đại Lãn trỏng trơ há mồm

    Mặc kệ nó chồm hôm uống gió
    Tưởng mình khôn khốn khó thế này
    Chết dần cà cuống còn cay
    Toàn cầu chỉ trỏ dân này lạ thay

    Long chúa phải xua tay vội ngắt
    Thần cá hồi lật đật tới đây
    Chứa chan cốc lệ tràn đầy
    Biết làm sao được cứu bầy cừu đen

    Mấy thập kỷ ươn hèn cam chịu
    Con thiêu thân líu ríu chiến trường
    Miền Nam giải phóng khoa trương
    Vẫn chưa tỉnh ngộ còn chường mặt ra

    Ra ngoại quốc đô la giành giật
    Gái bán thân trai bất lực nhìn
    Công ty môi giới kìn kìn
    Lao nô chật cửa trăm nghìn mánh mung.

    1.9.2016 Lu Hà

    Trời Không Có Mắt Hay Sao?
    cảm đối Trường Ca phần 69 của Paul Nguyễn Hoàng Đức

    Cá hồi bảy nổi ba chìm
    Cùng thuyền bao kẻ cánh chim hải hồ
    Bảo nhau nhìn lại cơ đồ
    Giật mình lo sợ sóng xô khối sầu

    Cầu xin thượng đế sống lâu
    Trời gìa cay nghiệt cơ cầu hồng nhan
    Ngậm ngùi gánh nợ trần gian
    Môi trường hủy diệt ngập tràn xương phơi

    San hô thối rữa tả tơi
    Trời không có mắt cảnh đời lầm than
    Ngư dân chài lưới gian nan
    Màn trời chiếu đất nghèo nàn khổ đau

    Qủa cà con tép lá rau
    Thủy chung ai bảo trước sau vẹn tròn
    Than ôi! Sông núi nước non
    Ngày nay tang tóc biết còn hồi sinh?

    Hồ ao kênh rạch đầm xình
    Phố phường chật hẹp điêu linh não nùng
    Dọc bờ cát trắng chập chùng
    Trương phềnh xác cá rợn rùng hồn ma

    Tập đoàn khai thác quan nha
    Công ty ngoại quốc phá nhà cửa ta
    Dân oan khiếu kiện kêu la
    Đền bù rẻ mạt xót xa phận hèn

    Nửa gìa thế kỷ bon chen
    Vào Nam ra Bắc ho hen tủi sầu
    Xanh xao râu tóc bạc đầu
    Đổ cho kiếp phận bể dâu mịt mù

    Nghìn năm nô lệ hận thù
    Xích xiềng cùm kẹp cơm tù đòn roi
    Thánh hiền chằng chịu xem coi
    Tổ tiên khinh bạc lẻ loi xứ người

    Mù lòa tròng mắt không ngươi
    Tin thằng phỉnh nịnh nặng lời nước non
    Đười ươi chễm trệ sơn son
    Bảng vàng bán nước tôi con điếm đàng

    Sống dai lên tới lão làng
    Kiêu căng lắm tuổi bẽ bàng lợn heo
    Tre gìa măng mọc quắt queo
    Coi thường giáo dục óc teo tự hào

    Giàu sang phú qúy ra vào
    Tiền nhiều của lắm bướm đào phởn phao
    Thành phần vô lại rêu rao
    Có thân nhân tốt thế nào cũng xong

    Cha ông uốn éo lưng cong
    Cam tâm chịu nhục cầu phong ngụy tàu
    Ươn hèn bè phái tranh nhau
    Xứ quân đầu tỉnh nát nhàu lương tâm

    Lắm trò ma quái mưu thâm
    Muôn tâu bệ hạ có tầm nhìn xa
    Thủy tề ngao ngán lệ sa
    Cá hồi khải tấu rằng ta cũng hèn

    Đại dương xây đảo lấn chen
    Phi trường hải đội thổi kèn xua quân
    Lưỡi bò dài ngoẵng liếm dần
    Việt Nam phiên thuộc bán thân tôi đòi

    Bỗng đâu thị vệ cá mòi
    Khấu đầu trăm lạy cọc còi khúc đuôi
    Biển này độc hại lắm rồi
    Làm sao sống nổi tanh hôi nặng mùi

    Công ty tàu khựa đổ chui
    Ngấm ngầm khí độc chôn vùi thủy cung
    Dồn cho dân Việt khốn cùng
    Hết đường sinh sống hãi hùng cháu con

    Bố gìa bộ sậu lon ton
    Thiên triều van lạy bồ hòn nuốt trôi
    Quản chi mặt thớt tanh hôi
    Miếng ăn qúa khẩu nhặng ruồi lao xao

    Thuồng luồng hà bá nghẹn ngào
    Làm sao trị nổi cường hào trần gian
    Cá voi nức nở khóc than
    Vợ con nheo nhóc bần hàn biển Đông

    Tò te kèn thổi cánh đồng
    Khói nhang nghi ngút Lạc Hồng diệt vong
    Còn đâu nòi giống mà mong
    Theo đòi chữ Hán uốn cong lưỡi bò

    Khổ thân cho cái thân cò
    Rồng tiên nuối tiếc lần mò cá tôm
    Kìa Mao Xáng Xế chồm hôm
    Cầu tiêu lõm tõm chó xồm nhanh hơn

    Kêu trời trách đất oán hờn
    Ung thư cổ chướng chờn vờn bóng ma
    Còn đâu vọng cổ hát ca
    Bắc Ninh Quan Họ vịt gà xác xơ

    Không nơi nương tựa bơ vơ
    Cô hồn dắt díu mịt mờ vi vu
    Chuông chùa hảo lớ âm u
    Ăn mày cửa Phật thày tu ba Tàu.

    2.9.2016 Lu Hà

    Trường Ca Thằng Việt Ăn Non
    cảm đối từ Trường Ca phần 73 của Paul Nguyễn Hoàng Đức

    Ai thương thằng Viêt cọc còi
    Nghìn năm chẳng lớn nhỏ nhoi thế này?
    Thái Lào Miên phổng phao thay
    Lom khom cụ cố đắng cay hắt sì

    Quay đầu thiển cận thầm thì
    Sơn La Thanh Hóa xầm xì Nghệ An
    Phều phào ngoặm đất khóc than
    Phò me ngỏng tĩ ngập tràn miệng vô

    Côn trùng giun dế cũng vồ
    Tầm nhìn trán thấp ô hô đói nghèo
    Kim Ngân quốc hội ngáy đèo
    Liệt dương Phú Trọng tóp teo theo Tàu

    Đại Quang, Xuân Phúc ướt nhàu
    Nhân tài khánh kiệt vàng thau dật dờ
    Chủ trương chính sách lờ mờ
    Trường Sơn bộ đội i tờ hành quân

    Bánh bao xã nghĩa nhai dần
    Nha Trang cá chết cù lần cha ông
    Formosa mới chổng mông
    Són vài cục nhão phấn hồng thướt tha

    Lăm le mật vụ mã tà
    Con tin cưỡng ép qua loa nhận bừa
    Bắc Kinh thủ phạm rõ chưa?
    Bợp tai đá đít cò cưa nhặng ruồi

    Trực thăng kỷ thuật săn mồi
    Dấu đầu thì lại thòi đuôi ra ngoài
    Hoa Kỳ cũng chẳng đoái hoài
    Còn đâu bọ chó thài lài Nga- Trung

    Hết rồi khai thác mánh mung
    Ngai vàng tập thể tiệc tùng than ôi!

    Vào ra hết đứng lại ngồi
    Nhanh tay ám toán thịt xôi còn đầy

    Cáo cầy Yên Bái thối thây
    Thịt ngay ba mạng quan thầy ôm chân
    Ăn non đục khoét hại dân
    Tiếp tay lâm tặc bán thân tôi đòi

    Biển đông cá nước mặn mòi
    Toàn dân oán hận giống nòi diệt vong
    Xót xa dải đất cong cong
    Xem ra phong thủy hết mong đợi rồi

    Phân Mao giòi bọ tanh hôi
    Đấu tranh giai cấp nổi trôi bọt bèo
    Lê Nin Các Mác chó mèo
    Quay lưng ra biển đói nghèo tiêu tan…

    Mau mau cứu lại giang san
    Việt Nam ta hỡi trăm ngàn non sông
    Nào ai con cháu Lạc Hồng
    Chắt chiu giọt máu tiên rồng quên sao?

    Tha phương tỵ nạn đồng bào
    Việt kiều hải ngoại nghẹn ngào thở than
    Xót xa quốc nội bần hàn
    Ổi xanh củ chuối nghèo nàn khổ đau

    Quả cà tôm tép lá rau
    Trẻ con tóp đít theo nhau chào đời
    Cường hào bá đỏ nói cười
    Công trình rút ruột chuột dơi tượng đài

    Nửa già thế kỷ lạc loài
    Từ hang Pắc Bó thiện tai cửa chùa
    Nghênh ngang ngất nghểu bốn mùa
    Khói hương nghi ngút bán mua thánh thần

    Xứ quân đầu tỉnh tranh phần
    Tài nguyên kiệt quệ ăn phân Mao đồ
    Kiêu binh dư luận ma cô
    Mắm tôm bọc thối lô nhô điếm đàng

    Ăn mày chống gậy lang thang
    Phen này bị cói nhịp nhàng giá cao
    Thanh niên cờ đỏ tào lao
    Hung hăng cắn xé chó ngao sổng chuồng

    Sá chi đầm rạch ao chuông
    Ngấm ngầm sả độc à uông chính quyền
    Cá ươn thịt thối vì tiền
    Ung thư cổ chướng trứng chiên sặc mùi

    Đảng viên nuối tiếc sụt sùi
    Ôm nhau chú phỉnh ngậm ngùi sổ hưu
    Lão thành cách mạng sưng bừu
    Sa đì khệnh khạng lắm mưu nhiều trò

    Bà Năm bắt tép nuôi cò
    Cò ăn cò lớn cò dò lên cây
    Nghe theo cố vấn bài bây
    Đền ơn phát súng tan thây ngậm hờn

    Giảm tô cải cách chờn vờn
    Mồng hai tháng chín dập dờn hồn ma
    Nghe theo đảng mafia
    Khổ thân thằng Việt nhà ta cọc còi

    Toàn cầu chỉ trỏ ngó coi
    Cười thằng cu Viêt miệng hoi sữa bò
    Lưỡi dài đại hán thập thò
    Biển Đông liếm sạch chẳng cho đảo nào

    Ngư dân lưới rách xanh xao
    Xóm làng xơ xác chào mào chìa vôi
    Lần mò bãi rác tanh hôi
    Vợ đào chồng bới than ôi cuộc đời

    Oán than chỉ biết kêu trời
    Trời cao vời vợi biết nơi nẻo nào
    Bon chen phận liễu má đào
    Làm dâu xứ lạ ruột cào dạ đau

    Công ty xuất khẩu tranh nhau
    Cò mồi môi giới cai thầu sai nha
    Vay tiền thế chấp cửa nhà
    Lao nô khổ ải bê tha xứ người.

    31.8.2016 Lu Hà

    Thích

  3. SÀI GÒN THỦ ĐỨC
    *
    Sài Gòn Thủ Dức cái Củ Chi
    Hồ Chí Minh di phẩn bắc kì
    Nguyễn Thị Minh Khai phân Bến Dược
    Lê Hồng Phong độc cắm sừng bi
    *
    Năm canh thức đủ đạn chì Ba Đình Hà Nội hai thì Mác Lê Nin
    Di cư giáo xứ Bắc Ninh
    Bắc Kinh đuổi tận Hoa Kỳ vẫn chưa tha
    Thăng Long đủ thức thịt thà làm xương cho sáo cúng Cha già đáng yêu
    *
    Hàm Rồng nhất tiển xạ song điêu
    Mộng Sở Bá Vương Vương Thúy Kiều
    Đi B Đổng Trác Kim Ngân Trọng
    Bần khinh Phú Trọng lú quái chiêu
    *
    Cần Thơ tổng bí Ninh Kiều suy Tôn Nữ Thị Ninh chiều chiều Hàm Luông
    Tam Tòng Thị Phóng thuồng luồng
    Râu dê đuôi ngựa chông truông Đảo Mắt cừu
    “Sái Công Đề Ngạn” nghỉ hưu lấy tay mà móc oan cừu bễ chứa oan
    *
    TÂM THANH

    Thích

  4. Một bài quá hay và chính xác!

    Thích

Góp ý, Thảo luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.